TRUNG QUỐC TRỞ LẠI LÀ NHÀ XUẤT KHẨU ĐỒ NỘI THẤT SỐ 1 VÀO MỸ

Mục lục
Mục lục

Theo biên tập viên Joanne Friedrick (Tạp chí Furniture Today, Mỹ), năm 2020, việc Việt Nam vươn lên dẫn đầu danh sách các quốc gia xuất khẩu đồ nội thất vào thị trường Hoa Kỳ là rất ấn tượng, soán ngôi số 1 của Trung Quốc nắm giữ trong một thời gian dài, nhưng chỉ được một thời gian ngắn…

Dựa trên nghiên cứu của Furniture Today năm 2021, các con số cho thấy Trung Quốc đã giành lại vị trí quán quân trong số các nước dẫn đầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,17 tỷ USD đồ nội thất sang Hoa Kỳ, tăng 24% so với năm trước. Tuy nhiên, Việt Nam, quốc gia dẫn đầu trước đó cũng không hề kém xa với kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 9,1 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020. 

Sự thay đổi mạnh mẽ này của Trung Quốc cũng không thể so sánh với cột mốc năm 2019 mà nước này đã đạt được với 9,713 tỷ USD tổng sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, dẫn đầu là sản phẩm nội thất ghế bọc khung gỗ. 

Trên thực tế, năm vừa qua là một năm tốt đẹp với hầu hết các quốc gia cung cấp đồ nội thất cho Hoa Kỳ, với tổng doanh thu thế giới vượt qua mốc 29 tỷ USD, tăng mạnh 28% so với mức 22,7 tỷ USD của năm trước. Bảng xếp hạng top 10 quốc gia dẫn đầu cũng cho thấy mức tăng dần lạc quan. Đây là một sự thay đổi lớn so với năm 2020, khi dân số trên thế giới giảm đi 1% trong thời kỳ đại dịch bùng phát và không ai chắc chắn được điều gì. 

Đại dịch đang diễn ra cũng có thể là chất xúc tác đưa Trung Quốc trở lại vị trí dẫn đầu. Ông Terry McNew, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Klaussner Home Furnishings cho biết: “Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc giành lại vị trí đầu bảng, nhưng tôi tin rằng điều đó còn liên quan nhiều đến việc Việt Nam đã đóng cửa vào các tháng 8-9/2021 do dịch Covid hơn bất cứ điều gì khác”.

Và hiện nay, khi Trung Quốc đang trải qua một đợt ngừng hoạt động liên quan đến đại dịch, ông Terry McNew cũng cho rằng: “Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy Việt Nam giành lại vị trí số 1 vào năm 2022”.

Mexico chuyển mình

Trong một cuộc tái định vị đáng quan tâm khác, Mexico, quốc gia đứng thứ 4 trong tổng số các quốc gia xuất khẩu nội thất vào Mỹ năm 2020, đã nhảy lên vị trí thứ 3 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,919 tỷ USD. Quốc gia này cũng tăng 2 điểm % về thị phần thế giới, chiếm tỷ lệ 7% trên thế giới.

Lần này, Mexico tập trung cải thiện xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong các phân khúc sản phẩm chủ lực của mình, đặc biệt là sản phẩm ghế và ghế bọc khung gỗ, tăng lần lượt 86% và 81%, hay đồ nội thất nhà bếp bằng gỗ cũng tăng 124% lên 203,5 triệu USD.

Trong khi đó, Malaysia vốn vẫn chỉ tăng khiêm tốn 3% đã tụt xuống 1 vị trí trong Top 10 sau khi lên được 2 hạng trong bảng xếp hạng chỉ một năm trước đó. Quốc gia này cũng giảm 1 điểm % trong thị phần toàn cầu xuống còn 5%, cùng với Canada. Malaysia đứng đầu hoặc giảm nhẹ ở 3 danh mục sản phẩm hàng đầu là: đồ nội thất nhà bếp bằng gỗ, đồ nội thất nhà bếp bằng gỗ, đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ và giường gỗ.

Ông McNew cũng chỉ ra sự chậm lại trong toàn cầu hóa có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ hiện tại của Malaysia cũng như sự trỗi dậy của Mexico trong số các nguồn nhập khẩu của Mỹ.

Bên cạnh đó, ông McNew chia sẻ: “Do vấn đề kéo dài gần 2 năm với chuỗi cung ứng tại châu Á, thế giới sẽ trở nên khu vực hóa hơn và điều này mang lại cho Mexico sức mạnh mới khi nhiều nhà sản xuất có trụ sở tại Mỹ đang tìm đến Mexico để tìm kiếm các cơ hội ở gần Mỹ hơn”.

Đối với hãng nội thất Kuka Home Bắc Mỹ, việc mở rộng cơ sở sản xuất ở Mexico đang được xúc tiến bởi “các vấn đề chính trị dẫn đến mức thuế 25% (đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc) và các cuộc phong tỏa liên quan đến đại dịch Covid”, Chủ tịch Matt Harrison, cũng chỉ ra các vấn đề về lao động và chuỗi cung ứng là rào cản đối với sản xuất. 

Cùng quan điểm, ông Jim LaBarge, Giám đốc điều hành hãng Nội thất Marge Carson cho rằng, lực lượng lao động sẵn có và ham học hỏi là một yếu tố làm việc có lợi cho Mexico. Ông Jim LaBarge chia sẻ công ty đã chuyển 100% sản lượng sản xuất sang Mexico vào đầu năm 2021, mặc dù công ty đã sản xuất vải bọc ở Mexico được khoảng 24 năm và hoạt động khá tốt trong khu vực. 

Theo Jim LaBarge, vẫn có nguồn công nhân Mexico quan tâm đến việc học cắt, may và bọc vải, và đây là một vấn đề ở Hoa Kỳ. LaBarge dự đoán Mexico “sẽ tiếp tục tăng thị phần vải bọc do sự thay đổi của ứng dụng vải, điều mà khiến cho thời gian giao hàng từ châu Á sẽ trở nên lâu hơn”.

Ông Jonathan Bass, CEO của Whom Home, nhà sản xuất vải, đồ nội thất bọc nệm, đồ gia dụng và đồ trang trí nội thất cho biết: Mặc dù công ty của ông đã sản xuất ở Mexico được 11 năm, nhưng gần đây, với sự gia tăng của chi phí vận tải container và nguồn cung từ châu Á không nhất quán, các nhà bán lẻ mới có động lực để xem xét Mexico với tư cách là nhà cung cấp nghiêm túc hơn. 

Mặc dù điều này đã thúc đẩy thứ hạng năm 2021 của Mexico nhưng Bass vẫn cảnh báo, ngành công nghiệp Mexico không hoạt động theo mô hình giống như ở Việt Nam và Trung Quốc. Ngày càng có ít nhà máy nhỏ hơn ở Mexico, vì vậy khả năng mở rộng quy mô có thể gặp nhiều thách thức. Chi phí lao động có thể thuận lợi hơn ở Hoa Kỳ nhưng vẫn còn ở mức cao. Và tùy thuộc vào nơi đặt nhà máy, có những vấn đề vận chuyển hàng hóa trong nước cần được khắc phục. 

Bass nói thêm: “Càng xa biên giới, chuỗi cung ứng càng khó khăn. Lợi thế của Mexico là khả năng rút ngắn thời gian giao hàng và mang đến cho người tiêu dùng những gì họ muốn khi họ cần”.

Còn Pat Hayes, Phó Chủ tịch phụ trách nhập khẩu của hãng Martin Furniture, đã xây dựng văn phòng nhà máy Công ty xây dựng nội thất văn phòng và giải trí ở Mexico nhưng cũng nhập khẩu một tỷ lệ nhỏ hàng hóa từ Indonesia và Ấn Độ, cho hay Mexico sẽ giành được nhiều thị phần xuất khẩu hơn trong những năm tới cùng với một số nước ở Nam Mỹ và Mỹ Latinh.

Hayes nói thêm: “Giá cước vận chuyển đường biển rất có thể sẽ không bao giờ giảm xuống như trước đại dịch. Nếu nhà máy Mexico nâng cấp máy móc của họ và có thể tạo ra những sản phẩm tinh tế hơn, họ chắc chắn có thể trở thành đối thủ hàng đầu trong sản xuất đồ nội thất”.

Chiến lược đa quốc gia, thay vì dựa vào một quốc gia duy nhất để sản xuất đồ nội thất, có ý nghĩa nhất đối với Kuka Home trong thời điểm chưa có tiền lệ này. 

Ông Harrison lý giải: “Kuka Home hiện có kế hoạch sản xuất một hỗn hợp tất cả các danh mục sản phẩm, bao gồm cả nệm, bên ngoài Mexico. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, Trung Quốc - Việt Nam và Mexico đều có những lợi thế khác nhau mà chúng tôi dự định mở rộng để phục vụ khách hàng. Thời gian sẽ cho biết thị phần của mỗi quốc gia kết thúc như thế nào. Đại dịch và thuế sẽ tiếp tục đóng một vai trò trong sự kết hợp đó”.

Các quốc gia khác đạt được lợi nhuận

Bỏ qua các quốc gia “cộm cán” nhất  đang cung cấp đồ nội thất vào Hoa Kỳ thì những quốc gia còn lại đã giữ vững vị trí và thậm chí cải thiện số lượng xuất khẩu năm 2021. Cụ thể là Italia và Indonesia đã gia nhập Top 5 với giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. 

Italia tăng mạnh nhất trong phân khúc sản phẩm ghế bọc khung gỗ (tăng 72%) và đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ (tăng 57%), trong khi các mặt hàng mạnh nhất của Indonesia là ghế gỗ tếch và bàn ăn bằng gỗ. 

Kết thúc năm 2020 khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 100%, Thái Lan tiếp tục giành thị phần với mức tăng 55% về kinh doanh, ghi nhận mức tăng tỷ lệ phần trăm lên 3 chữ số đối với đồ nội thất nhà bếp bằng gỗ (tăng 181%) và ghế có thể chuyển đổi (tăng 128%). 

Kỳ Anh biên tập theo Furniture Today